Lê Quý Dương gây ấn tượng với người đối diện bởi lối nói chuyện cuốn hút,chất giọng Hà Nội trầm ấm và cả sự nhiệt tâm khi nhắc đến sân khấu,đến công tác đào tạo thể hệ kế thừa.Mỗi lần gặp gỡ,người đàn ông chuẩn bị bước sang tuổi 40 này đều có cách trả lời mới mẻ cho những câu hỏi tưởng chừng như đã trở nên nhàm chán.
Tìm kiếm dấu ấn địa phương
Trở về sau nhiều năm học tập tại những nước có nền văn học nghệ thuật phát triển.Lê Quý Dương đã khiến giới chuyên môn cũng như công chúng ngạc nhiên,thán phục bởi sự kết hợp mới lạ trong vở kịch “Huyền thoại cuộc sống”do chính anh viết kịch bản và làm đạo diễn.Giờ đây, khi nhắc đến cái tên Lê Quý Dương,người ta còn nhớ đến anh với tư cách tổng đạo diễn của Lễ hội bánh tét(Tết Bính Tuất),Đêm hoàng cung,Festival Huế 2006,Festival Nha trang điểm hẹn 2007,Festival Quảng Nam-hội ngộ di sản văn hóa Đông Dương…
“Có hiểu nắm rõ các giá trị văn hóa truyền thống thì khi tiếp cận với nền văn hóa khác,người nghệ sĩ mới có thể tạo ra được những tác phẩm mới lạ nhưng không bị lai tạp”,quan niêm thế nên để tiến hành một chương trình lễ hội có thể phản ánh được nét văn hóa đặc trưng của địa phương,anh phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng.Ít nhất mỗi lần phải có 6 chuyến đi:khảo sát phong cảnh,địa thế của địa phương;tiếp xúc nhằm tìm hiểu,lắng nghe tâm tư,nguyên vọng,tình cảm của người dân;đến các thư viện,hiệu sách,hay lên Internet tìm hiểu về những giá trị lịch sử của địa phương đó;tìm hiểu và có gắng tận dụng tất cả nguồn nhân lực địa phương,chỉ đưa người của mình vào khi nào địa phương không đáp ứng yêu cầu công việc;đi cùng ê kíp kỹ thuật để tiến hành đo đạc sân khấu,xem xét hệ thống y tế ,cấp cứu,vệ sinh môi trường,nguồn điện…; thuyết trình cho ban tổ chức thông qua kịch bản chi tiết,kịch bản sân khấu,áng sáng..,sử dụng nguồn nhân lực và bắt đầu triển khai công việc cụ thể.Ngẫm lại phần mình,anh biết lễ hội thành công là nhờ đã dành đến hai phần ba quỹ thời gian để đào sâu quá trình quan sát,nghiêm cứu,cảm thụ và viết kịch bản.
Với Lê Quý Dương,đối tượng chính của một lễ hội văn hóa là người dân địa phương và khách du lịch trong,ngoài nước.Thông qua những chương trình trong lễ hội,người tham dự hiểu thêm về mảnh đất mình đang sinh sống hay đến thăm ,từ đó, yêu mến, gắn bó hơn với nó.Do vậy,lễ hội văn hóa đó phải được xây dựng dựa trên cốt lõi văn hóa của địa phương, phải nói lên được tâm tư, tình cảm của người dân.Anh chiêm nghiệm:”Chắc chắn,người dân địa phương cảm thấy thích thú khi những nét văn hóa trong họ được đánh thức khi tham gia một lễ hội không màu mè, không bị đắp lên mình nhiều thứ giả tạo,pha tạp. Nếu người dân cảm thấy hài lòng thích thú với chương trình đó thì hẳn nhiên du khách sẽ có nhận xét tương tự”.
Lê Quý Dương,bằng nhiều cách khác nhau,sắp xếp để người dân địa phương tham gia trực tiếp vào lễ hội.Khi dựng các tiết mục,anh thường tại điều kiện dàn dựng cho các đoàn văn nghệ địa phương tham gia chương trình. Đơn giản, anh nghĩ vì”họ không có điều kiện để tham gia chương trình lớn. Nếu lễ hội văn hóa được tổ chức tại quê nhà mà các nghệ sĩ địa phương lại không có cơ hội để cống hiến tài năng cho công chúng địa phương cũng như cả nước, chắn chắn, họ rất buồn”.
Mỗi lễ hội-một thử thách sáng tạo
Đối với Lê Quý Dương, mỗi lễ hội là một thử thách. Đề tài quen thì phải làm sao cho mới lạ hấp dẫn, còn nếu lạ phải tạo được dấu ấn. Tổ chức chương trình với chất liệu ít ỏi, lại nói về đối tượng mà ai cũng biết như bánh tét, anh đã tái hiện văn hóa bánh gói lá của người dân Nam bộ bằng bốn mô hình bánh tét,bánh chưng, bánh ít và bánh ú, cao từ ba đến năm mét. Áng sáng xanh, tượng trưng cho lớp lá bọc nếp và nhân, được chiếu thẳng từ dưới sàng sân khấu lên.Những loại bánh gói lá quen thuộc trong không gian tổng thể bỗng trở nên mới lạ tạo cho khách tham quan niềm thích thú. Họ khám phá ra nét văn hóa cộng đồng của người Việt ẩn chứa cả trong những chiếc bánh giản dị và nhận ra bánh tét không chỉ là sự hòa hợp giữa trời, đất và con người, mà còn tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng.
Đêm hoàng cung Huế lại khác. Đây là đề tài chưa ai khai thác nhưng đòi hỏi người đạo diễn phải dàn dựng làm sao vừa không phạm húy vừa tạo được sự hấp dẫn. Lê Quý Dương đã tản bộ nhiều lần trong Đại Nội để tưởng tượng,hình dung cuộc sống chốn này về đêm nhằm tìm cảm hứng sáng tạo. Ý tưởng tạo cho người xem có cảm giác mình là Từ Thức đang bước vào động tiên đã nảy ra khi anh đến khu Tam Cung Lục Viện-nơi ở của các cung tần mỹ nữ ngày xưa. Bốn mươi cô gái Huế trong trang phục màu trắng với những vũ điệu thật chậm rãi làm quan khách cảm thấy như đang lọt vào cõi âm u, và đang được nghe bóng các cung tần mỹ nữ ngày xưa kể những câu chuyện bí ẩn. Sự huyền ảo của tiết mục này, đã làm cho Đêm hoàng cung không chỉ ấn tượng bởi sơn son thiếp vàng của dạ yến tiệc mà còn có cả một đời sống văn hóa chốn thâm cung đầy bí ẩn, với những gương mặt đầy khắc khoải của những nàng cung tần mỹ nữ.
Lê Quý Dương luôn tâm niệm, phải tận dụng những gì có thể được trong quá trình tổ chức để vừa đạt hiệu quả cao vừa tiết kiệm kinh phí.Điều này thấy rõ qua Festival biển Nha Trang 2007. Với kinh phí 1,8 tỷ đồng, lễ hội này đã có một buổi khai mạc hoành tráng không kém gì các lễ hội khác có kinh phí gấp nhiều lần. Ấy là nhờ anh đã tận dụng mặt tiền của tòa nhà 46 Trần Phú làm phong hậu cảnh cho sân khấu chính.Quyết định này còn tránh được nguy cơ phông hậu bị gió giật nếu quá rộng. Những chiếc phao cứu sinh,những màng hình video tròn và hơn 200 chiến sĩ hải quân Nha Trang đã biến khối bê tông khô cứng thành một con tàu tượng trưng cho thành phố biển Nha Trang, đang rẽ sóng ra khơi trong thời kỳ hội nhập, đồng thời, cũng thể hiện ý tưởng cảng Nha Trang luôn sẵn sàng đón các con tàu quốc tế cập bến. Vừa đơn giản ,tiết kiệm lại vừa tạo được hiệu ứng tuyệt vời. Nhưng ít ai biết được đạo diễn đã phải tranh đấu đến cùng mới được giữ nguyên ý tưởng sáng tạo và mang lại thành công cho lễ hội.
Với chương trình “Lễ công bố khu dự trữ sinh quyển” dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4/2008 tại Kiêng Giang, Lê Quý Dương sẽ dụng một tiết mục với sự tham gia của chính các nghệ nhân xóm nặn lò ở Kiên Giang. Ý tưởng này có được khi anh chứng kiến các nghệ nhân đặt nắm đất sét lên cây cột cao ngang hông rồi chạy vòng quang-hai vòng đổi chiều một lần- để nặng thành nêu, nồi… Theo các nghệ nhân, nếu đặt đất lên bàn xoay để nặn thì dáng tròn của sản phẩm là của bàn xoay, còn nếu làm theo cách của họ, dáng tròn đó sẽ của trời đất và bản thân người nặn.Lê Quý Dương tin rằng những động thái nặn độc đáo của nghệ nhân mô phỏng trong các điệu múa sẽ tạo nên sức hút đối với người xem.
Khi được hỏi anh hài lòng về chương trình lễ hội nào nhất, Lê Quý Dương cười:”Với tôi chương trình hay nhất là chương trình chưa thực hiện. Vào đêm cuối cùng của một lễ hội, tôi thường đứng giữa quảng trường rộng lớn, quan sát, lắng nghe những lời bình phẩm của người dân và rút ra được những bài hoc kinh nghiệm cho mình. Dấu chấm hết của một lễ hội là khi tôi bắt tay ban tổ chức và không còn băng khoăn gì về chương trình đó nữa. Tôi nghĩ, người đạo diễn phải biết quên những gì mình đã làm để tiếp tục tìm tòi, sáng tạo. Tôi thích nhất cảm giác lo lắng khi nhận một chương trình. Chính lúc đó, những khả năng tiềm ẩn sẽ được dồn lại,buộc tôi phải suy nghĩ liên tục, khảo sát cặn kẽ và nhờ thế, những ý tưởng tạo hiệu ứng cho chương trình sẽ bật ra. Dĩ nhiên, sự thành công của một chương trình lễ hội không phải chỉ là công việc của đạo diễn mà là thành quả của cả một ê kíp chuyên nghiệp, hiểu công việc một cách toàn diện, đồng thời mỗi bộ phận phải có tính chuyên sâu, để hỗ trợ nhau thật tốt”.
Theo Khoa học phổ thông